Ngành điện tử viễn thông là gì?
Ngành điện tử viễn thông (hay còn được gọi với cái tên điện tử truyền thông), là một ngành khoa học kỹ thuật sử dụng công nghệ điện tử để tạo nên các thiết bị xử lý thông tin (thông tin đi và thông tin đến) mà cá nhân hoặc tổ chức đều muốn có.
Các thiết bị này có thể là các công nghệ hoặc kỹ thuật tiên tiến chẳng hạn như các thiết bị vệ tinh, điện tử y sinh hay cũng có thể là các thiết bị điện tử mà con người vẫn đang sử dụng hàng ngày như điện thoại, tivi, máy tính cá nhân, v.v.
Ngành điện tử viễn thông là một đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người với người đơn giản hơn và có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu cũng như ở bất cứ thời điểm nào.
Điện tử Viễn thông là 1 ngành công nghệ mới, đòi hỏi người học phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.
Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Chính vì vậy khi làm khoa học thì ngành học này lại đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì bất kì ngành học nào thì cũng đòi hỏi người học phải có mục tiêu và đam mê. Đối với ngành Điện tử-Viễn thông thi yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều bởi ngành học này nó có rất nhiều điều thú vị, có thể làm người học bị phân tán khỏi mục tiêu chính thậm chí có thể khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn.
Bên cạnh đó, ngành Điện tử – Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển. Để làm được điều này thì khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành.
Ngoài ra, Điện tử – Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng. Kỹ năng của yếu tố này sẽ do môi trường làm việc và chính bản thân người học tạo dựng nên.
Việc làm ngành điện tử viễn thông
Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới
Đây là lĩnh vực mà mỗi người học đều được đòi hỏi phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên ngành Điện tử Viễn thông nói riêng và những ứng dụng của xã hội nói chung, phát triển những công nghệ mới hay ứng dụng mới hữu ích và đơn giản, tiện dụng hơn cho mọi người.
Đây chính là lĩnh vực giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, qua đó đem lại sự sáng tạo mới và phương thức liên lạc mới cho toàn xã hội.
Lĩnh vực mạng, viễn thông
Ngoài việc làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn như là cáp quang, vệ tinh, vi ba (hệ thống truyền tin không dây) v.v. người học còn phải nắm rõ hoạt động của một số thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, v.v.
Lĩnh vực định vị dẫn đường
Đối với ngành Hàng không và Hàng hải đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng. Để mỗi chuyến bay được cất cánh, hạ cánh an toàn và bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn là của các thành viên trạm kiểm soát không lưu đặt tại khắp nơi trên mặt đất.
Đảm bảo cho hàng ngàn chuyến bay và tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc quan trọng nhất của những kỹ sư Điện tử Viễn thông đang làm việc ở lĩnh vực định vị dẫn đường.
Lĩnh vực điện tử y sinh
Các thiết bị điện tử, máy móc hiện đại trong lĩnh vực sinh học và y tế đều cần đến sự hiện diện của những kỹ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành, tu sửa máy móc.
Lĩnh vực âm thành, hình ảnh
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh và hình ảnh cũng có phần đóng góp quan trọng cho ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm, thiết bị nghe nhìn, v.v.
Mức lương ngành điện tử viễn thông
Quy mô công ty, tính chất phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động,v.v. chính là những yếu tố quyết định đến mức lương của kỹ sư ngành điện tử viễn thông.
Mức lương kỹ sư điện tử viễn thông được đánh giá là khá hấp dẫn hiện nay trong thị trường lao động, dao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng với những ai chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm và mức lương cụ thể theo từng cấp độ của ngành này là:
- Mức lương thấp nhất hiện nay là khoảng 5 triệu đồng/tháng.
- Lương trung bình của kỹ sư điện tử viễn thông là khoảng 11 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao phổ biến nhất trong ngành là khoảng 20 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất có thể lên đến 45 – 50 triệu đồng/tháng.
Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông tại Việt Nam
Trong xã hội hiện đại, ngành điện tử viễn thông được nhận định là một cơ hội tỏa sáng cho các tài năng trẻ trong tương lai. Điện tử viễn thông đóng một vai trò cốt lõi đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông rất phong phú và đa dạng. Bạn có thể tham khảo một trong những công việc sau đây:
- Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản trị mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm trên máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho những thiết bị thông minh như rô bốt, điện thoại di động, xe ô tô.
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống đa phương tiện, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại công ty sản xuất phần mềm thế giới di động, công ty điện tử viễn thông.
- Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch hoặc kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn, các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.
Thách thức đối với ngành điện tử viễn thông là gì?
Tương lai ngành điện tử viễn thông tại Việt Nam tương đối rộng mở tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn. Điện tử viễn thông là một trong những ngành nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng. Kể cả những người đã tốt nghiệp Đại học ra trường ngành này cũng chưa chắc có đủ năng lực để làm việc.
Mặc dù chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt nhưng thời gian làm việc dài cộng với áp lực công việc lớn cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều kỹ sư bỏ nghề. Điện tử viễn thông là một ngành khoa học; chính vì vậy, nó cũng đặt ra cho những người trong nghề rất nhiều những yêu cầu từ thấp tới cao.
Áp lực trước cuộc chạy đua của các doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các nền kinh tế và chính bản thân những người làm trong nghề để đạt được vị trí cao và hưởng chế độ đãi ngộ tốt có thể sẽ khiến nhiều người phải từ bỏ niềm đam mê của mình.
Thêm vào đó, kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông là sự tổng hợp của bao gồm rất nhiều yếu tố kỹ năng như sự thông minh sáng tạo, chịu khó tìm tòi, ham học hỏi, tư duy logic, đam mê với công việc, kỹ năng ngoại ngữ, v.v. Những yêu cầu này đặt ra đã khiến cho không ít bạn trẻ phân vân trong quyết định có nên theo ngành điện tử viễn thông hay không.
Để theo học ngành công nghệ thông tin các bạn có thể đăng ký xét tuyển theo các phương thức dưới đây:
Phương thức xét tuyển vào trường
- Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia
- Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
- Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
- Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của Trường.
- Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế và kết quả thi THPT
- Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
- Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
- Phương thức xét tuyển online tại: https://xettuyendaihoc.net/dang-ky-xet-tuyen-hoc-ba-online/
IV. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao);
- Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao);
- Bằng và Bảng điểm các hệ đã học (bản sao);
- Lệ phí xét tuyển: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- 02 ảnh 3×4 (chụp trong vòng 06 tháng).
V. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển
- Xét tuyển đợt 1: Từ ngày 15/01/2023 đến ngày 30/03/2023;
- Xét tuyển đợt 2: Từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/08/2023;
- Xét tuyển đợt 3: Từ ngày 01/09/2023 đến ngày 15/12/2023.
VI. Mức học phí
- Hệ đào tạo Đại học: 350.000 VNĐ /tín chỉ
- Hệ đào tạo chất lượng cao: 550.000 VNĐ/tín chỉ.
VII. Nơi tiếp nhận hồ sơ
- VPTS: 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0393.861.092