Học lập trình ra làm gì?
Chuyên gia công nghệ thông tin, PGS- TS Phạm Quang Hà cho biết, dự báo trong năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người. Với tình trạng “khát” nhân lực như vậy, ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Một số vị trí công việc mà bạn có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ngành lập trình:
Lập trình viên Full-stack (Full-stack developer)
Chuyên viên phát triển web (Web developer)
Chuyên viên phát triển ứng dụng di động (Mobile developer)
Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)
Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ (Business Analyst)
Lập trình viên Full-stack (Full-stack developer)
Để trở thành một lập trình viên Full-stack bạn có thể sẽ phải đảm nhiệm công việc của cả hai vị trí thường được tách ra trong doanh nghiệp là Front-end developer và Back-end developer. Nói một cách dễ hiểu, với Front-end developer, bạn phải đảm nhiệm phần nhìn, phần mà người dùng tiếp xúc và tương tác, với Back-end developer, ứng dụng logic hay tương tác cơ sở dữ liệu, cấu hình máy chủ,.. là những gì mà bạn phải làm.
Tuy nhiên, một Full-stack developer không nhất thiết phải thông thạo và giỏi tất cả các kỹ năng của cả hai vị trí được nhắc tới ở trên nhưng họ phải có một sự am hiểu nhất định để khi cần có thể học và ứng dụng thật nhanh vào dự án.
Tuy Full-stack developer đòi hỏi nhiều kiến thức cũng như kỹ năng, nhưng đây là một công việc nhiều công ty, doanh nghiệp săn đón cũng như dễ kiếm việc làm. Do đó, theo một khóa học lập trình viên Full-stack để có một kiến thức nền vững chắc là một điều cần thiết nếu bạn muốn theo đuổi ngành này.
Một số đầu việc cụ thể của một lập trình viên Full-stack:
Nghiên cứu, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
Lập trình và quản lý các máy chủ, lập trình mạng và hosting các hệ điều hành hay phần cứng
Điều hành dự án và làm việc với bên stake holders
Tìm ra các giải pháp và xây dựng các cấu trúc phù hợp với yêu cầu được đưa ra
Tham gia và quản lý toàn bộ quá trình tạo ra một ứng dụng hay chương trình
Giám sát và cải tiến các số liệu của các phần mềm
Vận hành trên front-end bằng các ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, JavaScript,..
Thiết lập các mã code cho back-end bằng các ngôn ngữ lập trình như Java, Python,…
Chịu trách nhiệm cho các công việc liên quan đến trải nghiệm người dùng.
Chuyên viên phát triển web (Web developer)
Chuyên viên phát triển web nói một cách dễ hiểu là những người chịu trách nhiệm phát triển cho một website. Họ thường có nhiệm vụ nhận toàn bộ dự liệu từ bộ phận thiết kế và chuyển chúng thành một hệ thống trang web hoàn chỉnh với các tương tác cơ sở dữ liệu và tương tác người dùng thông qua các ngôn ngữ lập trình máy tính. Đối với một trang web đã hoàn thành và trang đi vào sử dụng, chuyên viên phát triển web có thể sẽ được phân công quản lý và bảo trì cũng như nâng cấp hệ thống để người dùng có trải nghiệm sử dụng tốt nhất.
Một số đầu việc cụ thể của một chuyên viên phát triển web:
Tạo bố cục trang web bằng cách sử dụng các phương pháp HTML hay CSS chuẩn
Thu thập và kết hợp các dữ liệu từ các dịch vụ và cơ sở dữ liệu back-end từ nhiều nguồn khác nhau
Thu thập và điểu chỉnh các công việc liên quan đến kỹ thuật
Phát triển hoặc xác thực các quá trình thử nghiệm, đảm bảo trang web có thể chạy trên tất cả các trình duyệt và thiết bị
Xác định và xử lý vấn đề trên các trang web hoặc chuyển giao cho các bộ phận liên quan
Xây dựng, chỉnh sửa và phát triển trang web tùy theo nhu cầu của khách hàng
Trao đổi với các thành viên hoặc các bộ phận có liên quan để giải quyết các vấn đề gặp phải, đưa ra hướng giải quyết phù hợp
Bảo trì, cập nhật trang web sau khi trang web đã được đưa vào sử dụng
Chuyên viên phát triển ứng dụng di động (Mobile developer)
Chuyên viên phát triển ứng dụng di dộng là những lập trình viên thiết kế, sáng tạo, xây dựng và phát triển những công nghệ, phần mềm di động cho các họat động của con người. Để trở thành một chuyên viên phát triển di động giỏi, bạn cần thành thạp các cấu trúc dữ liệu, kỹ thuật lập trình hướng đối tượng cũng như cần có những kiến thức nền, kinh nghiệm thực tế trong việc sử dụng các ngôn ngữ như Java, Swift, .. để có thể phân tích và xây dựng các ứng dụng theo nhu cầu được đặt ra. Cụ thể, hiện nay các ứng dụng di động được thiết lập để chạy trên nhiều hệ điều hành, nhưng nổi trổi nhất là lập trình cho hệ điều hành IOS hoặc hệ điều hành Android.
Một số đầu việc cụ thể của một chuyên viên phát triển ứng dụng di động:
Phân tích, thiết kế và lập trình các ứng dụng di động dựa vào yêu cầu
Phát triển ứng dụng, cơ sở dữ liệu tạo thành cấu trúc nền tảng của ứng dụng di động
Lên kế hoạch bổ sung, cập nhật, phát triển những chức năng mới cho những ứng dụng đã có trước đó
Kiểm tra, phân tích và xử lý những vấn đề xảy trên ứng dụng di động
Phân tích, sáng tạo và đề xuất ra các sản phẩm, ứng dụng di động mới phù hợp với nhu cầu người dùng
Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)
Mọi ứng dụng hay phần mềm nào trước khi được đưa vào sử dụng thực tế đều phải trải qua khâu kiểm thử để kiểm tra chức năng và các mặt khác để bảo đảm quá trình người dùng được diễn ra tốt nhất. Những người đảm nhiệm công việc này được gọi là chuyên viên kiểm thử phần mềm hay tester. Họ thường giúp cho sản phẩm được hoàn thiện, mang chất lượng cao để người dùng có quá trình sử dụng ứng dụng, phần mềm hay chương trình được suôn sẻ nhất. Nếu không có họ, công ty hay doanh nghiệp sẽ thường xuyên nhận được báo lỗi gây mất uy tín. Vì vậy đây là một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình tạo và đưa sản phẩm vào sử dụng của bất kỳ ứng dụng hay chương trình nào.
Một số đầu việc cụ thể của một chuyên viên kiểm thử phần mềm:
Nghiên cứu, phân tích và xác định các những yêu cầu liên quan đến kỹ thuật
Đánh giá, phát hiện các vấn đề cần xử lý của ứng dụng phần mềm và báo với bộ phận liên quan để sửa sớm nhất
Đánh giá và ngăn ngừa các lỗi có thể phát sinh
Hỗ trợ lập trình viên trong quá trình hoàn thành sản phẩm
Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ (Business Analyst)
Trong tất cả các dự án về phần mềm và ứng dụng, chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ hay thường được gọi là BA (Buinesss Analyst) chính là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Cụ thể, họ là người phụ trách tiếp nhận, phân tích nhu cầu của khách hàng, các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp. Sau đó tiếng hành thiết kế và đề xuất các giải pháp để tạo ra các hệ thống kinh doanh và truyền lại cho team các lập trình. Các chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ phải nắm rõ các nghiệp vụ cũng như kỹ thuật công nghệ thông tin để có thể giao tiếp về các chức năng của sản phẩm mà họ muốn có ứng dụng vào web hay phần mềm được không. Đồng thời, cũng có kiến thức công nghệ thông tin để mô tả chúng với bộ phận các lập trình viên.
Một số đầu việc cụ thể của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ:
Phân tích và tiếp nhận nhu cầu của khách hàng dựa trên góc độ chuyên môn
Đưa ra giải pháp tối ưu cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Truyền tải nội dung của khách hàng đến team nội bộ
Hỗ trợ quản lý các dự án, lập kế hoạch và xác định khối lượng công việc
Soạn thảo các tài liệu, quản lý hệ thống tài liệu có liên quan đến dự án
Hỗ trợ giai đoạn nghiệm thu sản phẩm của từng dự án
Học lập trình ra làm lương bao nhiêu?
Đối với các lập trình viên mới ra trường & junior level, mức lương khoảng 8-10 triệu/tháng.
Đối với các lập trình viên có kinh nghiệm, senior level từ 3-5 năm thì mức lương trung bình khoảng 10-30 triệu/tháng.
Đối với các lập trình viên chinh chiến 5-7 năm, trung bình khoảng 20-50 triệu/tháng.
Trên 7 năm, con số này dao động khá nhiều, và tuỳ vào tố chất và năng lực phát triển các hướng lâu dài của mỗi lập trình viên
Ngoài lương thì bạn còn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc nhận những dự án ngoài và từ đó mà thu nhập của bạn cũng cao hơn nhiều.
Ngoài ra, đối với những vị trí có trình độ chuyên môn cao hơn sẽ có mức lương gấp 2 đến 3 lần dao động khoảng 30 đến 66 triệu đồng như lập trình viên Full-stack hay người có thời gian làm việc lâu năm hơn với nhiều kinh nghiệm hơn như Senior, Leader hay quản lý dự án.
Các bạn sau khi tốt nghiệp ngành lập trình hãy yên tâm về vấn đề việc làm khi học ngành này nhé bởi vì đây là một ngành vô cùng ổn định và có sự phát triển lớn. Tuy nhiên, để có thể tìm được một vị trí công việc đáp ứng được nhu cầu của bản thân về tính chất công việc hay về mức lương thì điều đó còn dựa vào lượng kiến thức bạn có cũng như khả năng của chính bản thân bạn.
Để theo học ngành công nghệ thông tin các bạn có thể đăng ký xét tuyển theo các phương thức dưới đây:
Phương thức xét tuyển vào trường
– Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia
– Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của Trường.
– Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế và kết quả thi THPT
– Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
– Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
– Phương thức xét tuyển online tại: https://xettuyendaihoc.net/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen/
IV. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
– Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
– Học bạ THPT (bản sao);
– Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao);
– Bằng và Bảng điểm các hệ đã học (bản sao);
– Lệ phí xét tuyển: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– 02 ảnh 3×4 (chụp trong vòng 06 tháng).
V. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển
– Xét tuyển đợt 1: Từ ngày 15/01/2023 đến ngày 30/03/2023;
– Xét tuyển đợt 2: Từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/08/2023;
– Xét tuyển đợt 3: Từ ngày 01/09/2023 đến ngày 15/12/2023.
VI. Mức học phí
– Hệ đào tạo Đại học: 350.000 VNĐ /tín chỉ
– Hệ đào tạo chất lượng cao: 550.000 VNĐ/tín chỉ.
VII. Nơi tiếp nhận hồ sơ
VPTS: 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0393.861.092