Quản trị kinh doanh là ngành học được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi và nhiều trường đào tạo. Chúng mình hãy cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về Ngành Quản trị kinh doanh để hiểu được lý do vì sao đây lại là một ngành Hot như vậy nhé?
Quản trị kinh doanh là gì?
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.” (Luật Doanh Nghiệp, 2020).
“Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. (James Stoner và Stephen Robbins)
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.
Nếu các khái niệm và thuật ngữ có thể làm cho bạn hơi nhức đầu, chúng ta sẽ cùng đến với một ví dụ dễ hiểu hơn. Bạn là một tín đồ của trà sữa, nhưng không chỉ uống trà sữa mỗi ngày, bạn còn quyết định mở một quán trà sữa. Thử hình dung xem bạn sẽ phải lo những gì:
– Khách hàng mục tiêu của bạn là ai, khẩu vị của họ như thế nào, họ ưa thích phong cách phục vụ và thiết kế của hàng thế nào, thu nhập của họ và họ chấp nhận mức chi trả như thế nào ?
– Làm sao để xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng; triển khai kế hoạch Marketing, bán hàng ra sao ?
– Bạn cần nhân lực như thế nào ? Họ là đội ngũ nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, bảo vệ, thu ngân… làm sao để tuyển dụng, quản lý, sắp xếp công việc, đào tạo, động viên … để họ làm việc hiệu quả nhất.
– Bạn quản lý dòng tiền; tính toán chi phí, lợi nhuận, thuế thế nào; huy động vốn từ đâu, làm sao để thuyết phục ngân hàng, nhà đầu tư ?
– Bạn quản lý thế nào để đảm chất lượng đồ uống là thống nhất, không có sự chênh lệch giữa các nhân viên pha chế khác nhau. Làm sao để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho khách hàng ? Làm sao để chuẩn hóa các quy trình để có thể nhân lên thành chuỗi cửa hàng ?
– Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai ? Điểm khác biệt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh ?
Những vấn đề trên bạn sẽ được đào tạo trong chương trình cử nhân quản trị kinh doanh. Quản trị kinh doanh không giúp bạn biết bí quyết pha những ly trà sữa ngon nhất, nhưng sẽ hướng dẫn bạn những phương pháp và nguyên tắc chung để quản lý, điều hành 1 quán trà sữa, 1 chuỗi cửa hàng trà sữa hay một công ty, hay một tập đoàn trà sữa hiệu quả.
Một nhà quản trị sẽ hướng đến các hành vi quản trị nhờ vào lượng kiến thức rất bao quát về các hoạt động của một doanh nghiệp như: chiến lược, marketing, tài chính, tổ chức, nhân sự, vận hành…Điểm nổi bật của chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh là tính toàn diện và phổ quát, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và quy mô kinh doanh khác nhau.
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà được đào tạo và trang bị:
- Kiến thức nền tảng, hiện đại về kinh tế, kinh doanh, quản lý; kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh bao quát toàn bộ công tác vận hành, quản lý doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như: chiến lược, marketing, bán hàng, nhân sự, tài chính, vận hành và quản lý chất lượng, chuỗi cung ứng, dự án…; và các kiến thức bổ trợ liên quan đến luật kinh doanh, kế toán, ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý.
- Các kiến thức, công cụ, kỹ năng để thực hiện các chức năng của nhà quản trị như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá; xây dựng, đánh giá, triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
- Kỹ năng cá nhân và những phẩm chất cần có của doanh nhân như khả năng phân tích và nhận định tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý công việc, quản lý thời gian…
Sinh viên tốt nghiệp có năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện hiệu quả các kế hoạch/dự án kinh doanh trong doanh nghiệp, thực thi các công việc cụ thể trong công tác quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức, điều hành các bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Các môn học tiêu biểu:
Quản trị học
Lãnh đạo
Quản trị nhân sự
Quản trị chất lượng
Quản trị chiến lược
Quản trị vận hành
Quản trị dự án
Quản trị Marketing
Quản trị tài chính doanh nghiệp
Luật kinh doanh
Hệ thống thông tin quản lý
Thuế
Những tố chất phù hợp với ngành:
Đam mê kinh doanh và khát vọng làm giàu chân chính
Năng động, tự tin và quyết đoán
Có tính chủ động, tích cực và khả năng quản lý các nguồn lực cá nhân.
Có tư duy logic và khả năng phân tích
Thích giao tiếp, có khả năng thuyết phục
Chịu được áp lực, thích môi trường cạnh tranh
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh có thể trở thành chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức như: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự, phòng quản lý dự án, phòng Tài chính, phòng quản lý chất lượng, phòng marketing …, trợ lý hoặc thư ký cho các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, tổ chức. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm làm việc, người tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp trung, cấp cao, trở thành người quản lý, điều hành chuyên nghiệp.
Một số sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu về quản trị kinh doanh và các lĩnh vực chuyên sâu của chuyên ngành, làm việc trong các cơ quan nhà nước, và đặc biệt là tự khởi nghiệp kinh doanh.
Để theo học ngành quản trị kinh doanh các bạn có thể đăng ký xét tuyển theo các phương thức dưới đây:
Phương thức xét tuyển vào trường
– Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia
– Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của Trường.
– Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế và kết quả thi THPT
– Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
– Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
– Phương thức xét tuyển online tại: https://xettuyendaihoc.net/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen/
IV. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
– Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
– Học bạ THPT (bản sao);
– Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao);
– Bằng và Bảng điểm các hệ đã học (bản sao);
– Lệ phí xét tuyển: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– 02 ảnh 3×4 (chụp trong vòng 06 tháng).
V. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển
– Xét tuyển đợt 1: Từ ngày 15/01/2023 đến ngày 30/03/2023;
– Xét tuyển đợt 2: Từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/08/2023;
– Xét tuyển đợt 3: Từ ngày 01/09/2023 đến ngày 15/12/2023.
VI. Mức học phí
– Hệ đào tạo Đại học: 350.000 VNĐ /tín chỉ
– Hệ đào tạo chất lượng cao: 550.000 VNĐ/tín chỉ.
VII. Nơi tiếp nhận hồ sơ
VPTS: 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0393.861.092