I. Học kế toán khó không?
Trên thực tế thì học kế toán không khó. Đây là sự thật. So với các ngành kỹ thuật, y tế, giáo dục khác,…chương trình học kế toán được đánh giá là nhẹ và dễ. Tuy vậy, để học kế toán hiệu quả còn phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng đó là sự nỗ lực và phương pháp học.
Những yêu cầu đặc biệt khi học kế toán
Ngành kế toán đang được đào tạo ở hầu hết các bậc học: Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Ngoài ra, trên thị trường còn có cả các trung tâm đào tạo kế toán chuyên nghiệp và các lớp học gia sư kế toán.
Sinh viên thi khối A hoặc D1 đều có khả năng ứng tuyển vào các khoa Tài chính – Kế toán tại các bậc học với điểm chuẩn trúng tuyển dao động từ 13 điểm trở lên. Mức điểm trúng tuyển này khá chênh lệch, có thể lên đến 26 điểm tại các trường Đại học nổi tiếng.
Tùy theo sức học mà các bạn có thể vào học kế toán tại các trường phù hợp nhưng quá trình đào tạo của các trường đều có nhiều điểm tương đồng và chất lượng giảng dạy gần như không có nhiều sự khác biệt.
Đối với ngành kế toán, muốn học và làm cần phải có những tố chất vô cùng đặc biệt như sau:
Thứ nhất, muốn sống cùng nghề kế toán và mưu sinh cùng nghề kế toán thì người làm phải có sự mẫn cảm với các con số.
Kế toán gắn liền với các con số, gắn liền với sự tính toán, bởi vậy, người làm kế toán không thể sợ hãi hay ghét các con số. Nếu bạn không thích làm việc với tính toán, có lẽ bạn không nên theo nghề kế toán.
Thứ hai, muốn làm kế toán bạn phải có sự kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn này được thể hiện trên nhiều góc độ.
Khi đi học, bạn phải kiên nhẫn học các nguyên tắc, các nghị định pháp luật về kế toán và hệ thống tài khoản kế toán. Kế toán giống như một ngôn ngữ, muốn học phải đi từ bảng chữ cái cho đến ngữ pháp, câu từ.
Tới khi ra trường, không giống các nghề khác, kế toán buộc bạn phải ngồi yên một chỗ cả ngày, tra cứu rà soát sổ sách, phản ánh và đối chiếu nghiệp vụ. Hơn nữa, kế toán giỏi cần nhiều kinh nghiệm, mà kinh nghiệm này phải tích lũy qua thời gian rất dài từ đi học đi làm với một sự bền bỉ.
Thứ ba, làm kế toán là khổ. Nhiều người chọn kế toán vì dễ xin việc. Không sai, trung bình mỗi năm, nhu cầu về tuyển dụng kế toán lại tăng thêm khoảng 35%.
Thứ tư, bạn cần đam mê với nghề mới có thể làm kế toán. Công việc kế toán đầy rủi ro và mạo hiểm. Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải yêu nghề và có lòng đam mê, nghề kế toán cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Nếu không thể đủ đam mê để làm kế toán, bạn sẽ rất dễ chán nản mà làm việc qua loa. Với kế toán, không thể làm qua loa, bởi cẩn thận còn có rủi ro, điều đó sẽ gây tổn hại cho bạn và doanh nghiệp.
II. Học Kế Toán Sau Khi ra trường các bạn sẽ làm những công việc gì?
–Tại doanh nghiệp: Chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán trưởng nếu bạn có năng lực.
-Tại các cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý tài chính các dự án, chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán Nhà nước, thanh tra kinh tế.
-Tại các công ty kiểm toán, kế toán: chuyên gia kế toán, kiểm toán, chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn kế toán, chuyên gia tư vấn thuế.
– Tại các tổ chức xã hội: Kiểm soát tài chính, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, chuyên gia quản lý quỹ, chuyên viên kế toán.
– Nếu yêu thích công việc tư vấn, giảng dạy có khả năng sư phạm tốt thì hoàn toàn có thể trở thành những giảng viên, chuyên gia phân tích ngay tại trường đại học của bạn.
Kế Toán là Ngôn ngữ của Kinh Doanh bất kỳ nghề nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực Kinh Doanh cũng cần những người kế toán tài giỏi hỗ trợ hoạt động trong quá trình xử lý và kiểm soát tài chính trong Doanh Nghiệp?
Các bạn có thấy học ngành Kế Toán Khi ra trường mình đứng ở vị trí quan trọng như thế nào không?
Kế toán là người tính toán và ghi chép tình hình biến động tài sản, tình hình thu chi trong một đơn vị, tổ chức. Để có thể phát triển tốt sự nghiệp sau này, thì kế toán mới ra trường nên làm gì?
Làm kế toán có khó không?
Là một chức vụ đặc thù và vô cùng quan trọng với bất kỳ công ty nào, nên họ cần một người được đào tạo bài bản, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Để biết được làm kế toán có khó không, bạn đầu tên cần hiểu rõ đặc thù của nghề kế toán là gì, bạn phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản nào để trở thành người kế toán giỏi.
Kế toán là một ngành nghề rất đặc biệt trong kinh tế, đã có từ “toán” thì chắc chắn có liên quan nhiều đến toán học rồi, chính xác là kế toán sẽ chỉ toàn những con số khô khan. Do vậy để đạt được công việc tốt lương cao bạn cần phải thỏa mãn được những yêu cầu như sau:
Tư duy logic và yêu thích những con số toán học
Kế toán là công việc của những con số bạn không thể làm kế toán giỏi nếu sợ những phép tính hoặc không có tư duy nhanh nhay với những con số.
Tập trung và cẩn thận, tỉ mỉ
Trong nghề kế toán, mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền hoặc rất nhiều tiền, bạn nên ghi nhớ câu nói này. Dù là bạn viết nhầm số hóa đơn, viết sai một chữ số hay quên ghi tên địa chỉ người nhận trong uy nhiệm chi gửi khách hàng. Những điều nhỏ nhặt này đều ảnh hưởng đến bạn, đến leader hướng dẫn bạn, nghiêm trọng hơn là gây hệ lụy xấu cho công ty.
Thành thạo Excel và tin học văn phòng
Là một trong nhưng yêu cầu quan trọng nhất trong ngành kế toán. Yêu cầu tối thiểu kế toán cơ bản là phải biết và sử dụng được thành thạo các hàm tính cơ bản trên Excel. Biết sử dụng các thiết bị văn phòng như: máy in, máy fax, thao tác liên quan đến sổ sách.
Có kiến thức cơ bản về kế toán
Biết cách viết hóa đơn, chứng từ, lưu giữ phân loại sổ sách.
Kiến thức cá nhân thôi chưa đủ, vì bạn mới chỉ là đứa sinh viên mới ra trường, còn rất nhiều điều thực tế bạn chưa biết và chưa trải qua.
– Đừng ngại học hỏi những vị tiền bối xung quanh mình nhé, phải có tinh thần học hỏi và cầu tiến để hoàn thiện các kỹ năng hơn nhé.
– Chịu được áp lực công việc cao không thấy nhàm chán khi lặp lại những nghiệp vụ quen thuộc nhiều lần. Do đặc thù kế toán là công việc mang tính lặp lại và mang tính chu kỳ nên bạn cần tạo thói quen để nắm nhanh được các quy trình và đặc thù công việc.
Để theo học ngành Kế Toán các bạn có thể đăng ký xét tuyển theo các phương thức dưới đây:
Phương thức xét tuyển vào trường
– Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia
– Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ kỳ 1 của lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm;
– Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của Trường.
– Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế và kết quả thi THPT
– Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
– Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
– Phương thức xét tuyển online tại: https://xettuyendaihoc.net/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen/
IV. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
– Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
– Học bạ THPT (bản sao);
– Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao);
– Bằng và Bảng điểm các hệ đã học (bản sao);
– Lệ phí xét tuyển: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– 02 ảnh 3×4 (chụp trong vòng 06 tháng).
V. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển
– Xét tuyển đợt 1: Từ ngày 15/01/2023 đến ngày 30/03/2023;
– Xét tuyển đợt 2: Từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/08/2023;
– Xét tuyển đợt 3: Từ ngày 01/09/2023 đến ngày 15/12/2023.
VI. Mức học phí
– Hệ đào tạo Đại học: 350.000 VNĐ /tín chỉ
– Hệ đào tạo chất lượng cao: 550.000 VNĐ/tín chỉ.
VII. Nơi tiếp nhận hồ sơ
VPTS: 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0393.861.092